Sau sự việc 3 cầu thủ da màu của đội bóng đá Anh bị phân biệt chủng tộc online, Facebook đã lên tiếng về những việc họ sẽ làm để ngăn chặn việc này xảy ra trong tương lai, ngăn chặn rủi ro cho bất kì ai có thể bị ảnh hưởng bởi vấn nạn phân biệt chủng tộc trên mạng xã hội.
Có rất nhiều bình luận khiếm nhã chống lại 3 cầu thủ da màu người Anh sử dụng tổ hợp các emoji nhằm mục đích phân biệt chủng tộc. Vì các thuật toán của Instagram không thể nhận diện được các bình luận dưới dạng emoji nên đã bị các thành phần xấu lạm dụng lỗ hổng này.
Nhưng hôm nay, Facebook đã xem xét sự việc này một cách nghiêm túc hơn và cập nhật hệ thống của họ cũng như phối hợp với nhiều tổ chức thể thao để tìm cách giải quyết vấn đề này một cách cấp bách.
Facebook giải thích về vấn đề phân biệt chủng tộc lần này như sau:
Nội Dung
“Chúng tôi kinh hoàng trước tình trạng lạm dụng phân biệt chủng tộc ghê tởm mà một số thành viên của đội tuyển Anh đã trải qua sau trận chung kết Euro 2020 vào cuối tuần trước. Đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà chúng tôi đã cố gắng giải quyết trong nhiều năm, bao gồm cả việc almf việc trực tiếp với các tổ chức bóng đá và cơ quan hành pháp”.
Sự việc này cũng đã xảy ra vào tháng 2 năm nay trên Instagram với các cầu thủ của Manchester United, Chelsea, Liverpool và danh sách còn dài nữa trong cả mục Coment và Direct Me của Instagram. Và hành động tức thời của Facebook – công ty mẹ của Instagram đã ra tay là ra mắt chức năng không cho phép những người mà họ không theo dõi được phép gửi DM cho họ.
Nhưng dù gì đây vẫn là mạng xã hội, ai cũng là một kênh truyền thông độc lập, và vấn nạn phân biệt chủng tộc là một vấn đề xã hội nhức nhói đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Facebook cần phải ra thêm những biện pháp khác mạnh tay và sàn lọc kĩ càng hơn để giảm thiểu rủi ro.
Ông Adam Mosseri nhận ra sự việc lần này nghiêm trọng hơn vì nhiều người dùng đã nhận ra lỗ hổng trong hệ thống kiểm duyệt ngôn ngữ của Instagram đó là nó chưa thể hiểu được hệ thống emoji.
We have technology to try and prioritize reports, and we were mistakenly marking some of these as benign comments, which they are absolutely not. The issue has since been addressed, and the publication has all of this context.
— Adam Mosseri 😷 (@mosseri) July 14, 2021
Facebook cũng đưa ra một vài con số chứng minh nỗ lực của họ bằng sự kết hợp giữa AI và đội ngũ nhân lực ở Facebook trên khắp thế giới:
“AI giúp chúng tôi ưu tiên những báo cáo mà chúng tôi nên xem xét cũng như giúp chúng tôi bằng cách tự động đưa ra hành động phù hợp nhất cho từng trường hợp. Từ tháng 1 đến tháng 3/2021, chúng tôi đã xoá hơn 25 triệu nội dung không phù hợp trên Facebook, và 97% trong số đó là trước khi chúng được báo cáo bởi người dùng. Và trên Instagram, chúng tôi đã xử lý hơn 6,3 triệu nội dung, 93% trong số đó là trước khi chúng được báo cáo bởi người dùng.”.
97% là một tỉ lệ rất tốt nhưng chúng ta phải xét tới quy mô của Facebook và Instagram trong cuộc chiến chống lại phân biệt chủng tộc này:
Ông Adam Mosseri cũng nói rằng:
Because of our scale. We handle millions or reports a day. If we make a mistake on one percent of them, that’s tens of thousands of mistakes. We need to, and will continue to do, better, but there will always be some mistakes.
— Adam Mosseri 😷 (@mosseri) July 15, 2021
“Bởi vì quy mô của chúng tôi, chúng tôi xử lý hàng triệu báo cáo mỗi ngày. Nếu chúng tôi chỉ xử lý nhầm 1% trong số đó, nghĩa là chúng tôi đã vô tình xử lý sai hàng chục nghìn nội dung và tài khoản, Chúng tôi cần, và sẽ tiếp tục cố gắng để cải thiện con số này tốt hơn, nhưng sai sót là không thể tránh khỏi ở quy mô khổng lồ này”
Đây là một bài toán rất khó để giải và hiện tại chưa ai có câu trả lời tuyệt đối cả. Hiện tại, ở nhiều vùng miền, quốc gia đã ra tay và đưa ra các hình phạt liên quan đến luật pháp cứng tay cho các phát ngôn tiêu cực, không phù hợp và gây ảnh hưởng đến cuộc sống người khác trên mạng xã hội mà không bị các thuật toán phát hiện kịp thời để xoá.
Facebook đã phối hợp để đưa ra một giải pháp khả thi nữa là bắt buộc người dùng phải cung cấp các loại chứng minh thư như bằng lái, hộ chiếu,… để giúp thuật toán nhận diện từng cá nhân một dễ dàng hơn và tránh tình trạng giấu mặt ném bùn.
Nhưng, sẽ luôn luôn có một từ “nhưng” ở đâu đó trong mọi lời giải, Facebook nói:
“Việc đòi hỏi cung cấp các ID để xác nhận người dùng cũng có điểm trừ khá lớn của nó, đó là nó sẽ có những “nhóm người bất lợi” – Disavantaged Groups – những người không thể dễ dàng tiếp cận tới những hồ sơ pháp lý cá nhân của họ một cách dễ dàng. Ví dụ như một mô hình gần đây nhất từ Uỷ ban bầu cử ước tính rằng có 11 triệu người ở Anh không có giấy phép lái xe hoặc hộ chiếu và nhóm này có nhiều khả năng xuất thân từ những hoàn cảnh khó khăn”.
Với một quốc gia hiện đại hàng đầu thế giới còn có nhiều hoàn cảnh như thế, bạn hãy tưởng tượng ở quy mô toàn thế giới mà xem.
Bất kể Facebook có ra lời giải hợp lý nào đó thì người dùng vẫn sẽ luôn tìm được một cách nào đó khác để lách luật một cách nhanh chóng, nhưng đây là một trong những thử thách quan trọng nhất của Facebook đòi hỏi sự khéo léo, nhanh nhạy và sự hợp tác với chính phủ của các quốc gia để giải quyết triệt để nhất.
Hãy nhớ rằng, 1% sai sót ở quy mô của Facebook, Instagram hay bất cứ trang mạng xã hội lớn nào cũng sẽ tương đương với hàng chục nghìn người bị ảnh hưởng oan.
Nếu bạn cũng đang bị ảnh hưởng bởi nạn quấy rối trên mạng xã hội thì đây là những biện pháp hiện tại Facebook và Instagram đang đưa ra để bạn hạn chế việc đó.
Theo dõi Vibe the Social tại LinkedIn hoặc Facebook để được cập nhật những tin tức mới nhất một cách sớm nhất nha
Bạn bận rộn nên đã bỏ lỡ tin tức của tuần vừa qua?
Bạn muốn là người sớm nhất biết được những cập nhật của mạng xã hội và những tính năng mới nào sắp cập bến?
Hãy nghe tập Podcast mới nhất #3 của Vibe the Social trên Spotify nhé! Bạn dùng Apple Podcast? nhấn vào đây!